Social Icons

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Dịch vụ sửa chữa UPS

Như chúng ta đã biết Bộ lưu điện_UPS ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng, là giải pháp tối ưu cho các sự cố về nguồn điện, đảm bảo cho các thiết bị điện được hoạt động liên tục, an toàn, giảm thiểu được các hư hại, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị điện.

Nếu như UPS của bạn không được bảo dưỡng thì thường sẽ bị hư hỏng sau khoảng hai năm làm việc, chúng mất tác dụng lưu điện hoặc hoàn toàn không làm việc được nữa. Một trong những nguyên nhân là do ắc quy bị thiếu dung dịch. Hầu hết chúng đều cạn đến mức tối đa (cạn đến đáy bình). Việc một ắc quy bị thiếu hụt dung dịch thì chúng không thể tích điện được nữa. 
Nếu như ups không lưu điện thì bạn cần phải kiểm tra Ups như sau:

  • -       Kiểm tra nguồn điện vào và ra của bộ lưu điện UPS. Xem thử nó có bị dứt, hỏng hóc gì không.
  • -       Tiếp theo bạn cắm UPS vào nguồn điện. Kiểm tra xem đèn nguồn UPS có sáng không, có dấu hiệu gì bất thường không.
  • -       Nếu các bước trên đều ok và không gặp lỗi gì thì bạn cắm tải vào UPS (Tải ở đây chỉ nên là 1 bóng đèn công suất nhỏ ).
  • -       Sau đó bạn rút nguồn điện đầu vào UPS. Nếu như bóng đèn tắt ngay lập tức thì là do Ups của bạn đã hỏng nặng hoặc là nó đang chạy ở chế độ điện lưới trực tiếp.
  • -     Nếu như bóng đèn vẫn sáng và sau đó mờ dần thì 90% nguyên nhân là bình ắc quy của UPS đã hỏng. Lúc này bạn cần thay mới lại ắc quy là ổn.


          
         Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sửa chữa đảm bảo chất lượng cao với giá cả hợp lý nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- Địa chỉ 1 : Nhà 9 tầng, ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội ( gần đường 32)
- Địa chỉ 2 : Nhà D5 Đại Học Hà Nội Số 266 Đường Nguyễn Trãi Hà Đông Hà Nội
-Trung Tâm Bảo Hành Và Kho Hàng : Nhà 9 tầng ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
- Điện thoại : 04 33.995.203
- Hotline : 0982.591.046
- Email: thietbicongsuatvietnam@gmail.com
- Website: http://thietbicongsuat.com hay http://lioastanda.com


Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

UPS - giải pháp ổn định nguồn điện trong hệ thống Data Center

Ổn định nguồn điện trong hệ thống Data center

Trung tâm dữ liệu (Data center) có vai trò rất quan trọng. Một tủ rack thiết bị trong Data center có giá trị lên đến hàng triệu USD! Để các thiết bị trong Data center được vận hành tối ưu 24/7, ổn định chất lượng nguồn điện là yếu tố sống còn.


I. 9 vấn đề chất lượng nguồn điện.
Chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho nguồn điện có chất lượng kém. Thông thường, nguồn điện chất lượng kém sẽ gặp 9 hiện tượng thông dụng sau:
1. Cúp điện: làm gián đoạn sản xuất, mất thời gian và hao phí lương. Nguyên nhân, do lỗi ở trạm phát điện, hư hỏng trên đường dây, chập mạch hoặc quá tải, thiếu điện… Khắc phục bằng cách sử dụng máy phát điện trong trường hợp mất điện hơn 20 phút trở lên, để duy trì nguồn điện liên tục sau khi mất điện trong 20 phút đầu sẽ phải dùng UPS.

2. Giảm áp tạm thời (Power Sag) dẫn đến hư dữ liệu, hư phần cứng, đèn bị chớp nháy, thiết bị tắt vì điện không đủ đáp ứng… Nguyên nhân do khởi động tải lớn, chuyển mạch điện hệ thống, hư thiết bị chuyển mạch, dịch vụ điện kém… Khắc phục bằng cách dùng UPS và ổn áp có khả năng điều chỉnh sự giảm áp tạm thời.

3. Xung đột biến điện (Power Surge) là sự gián đoạn trong một chu kỳ sóng sine chuẩn với cường độ rất cao, tăng áp trong thời gian ngắn, mất dữ liệu bộ nhớ, lỗi dữ liệu, hư thiết bị, hư mạch. Nguyên nhân do sét đánh, bật tắt thiết bị lớn, vận hành hệ thống chiếu sáng, các lỗi hệ thống phân phối điện…
4. Giảm áp (Undervoltage) có điện áp dưới 90% điện áp chuẩn, kéo dài nên gây hiện tượng thiếu điện (Brown-out) làm thiết bị giảm tuổi thọ, hư hỏng do nhiệt độ tăng cao... Nguyên nhân do thời tiết, nhu cầu sử dụng điện cao quá, mất pha, chính sách của công ty phân phối điện trong giờ cao điểm…

5. Quá áp (Over – Voltage) hơn 2 chu kỳ có mức điện áp trên 110% điện áp chuẩn, gần với xung đột biến điện nhưng thời gian dài hơn, bao gồm nhiều hiện tượng đột biến điện, gây hư hỏng nặng cho môtơ và máy vi tính, làm bộ nhớ bị hư/mất dữ liệu, tăng nguy cơ cháy nổ… Nguyên nhân do lỗi ở hệ thống phân phối điện, sự sụt tải lớn, thay đổi cảm kháng khi chuyển mạch, bão mặt trời… Cách khắc phục, dùng các thiết bị ổn định điện như ổn áp.

6. Nhiễu đường dây (Line Noise) là nguyên nhân chủ yếu gây lỗi máy tính, hư và mất dữ liệu… Hiện tượng này xảy ra do môtơ điện công suất lớn, bão điện từ, ứng dụng phát sóng, thiết bị HVAC (hệ thống điện lạnh, thông gió) vận hành. Dùng bộ lọc và ổn áp sẽ hạn chế được vấn đề này.

7. Biến đổi tần số (Frequency Variation): Sự thay đổi tần số điện dẫn đến mất dữ liệu, hệ thống bị đụng (crashes), hư thiết bị. Nguyên nhân có thể do máy phát điện không ổn định, do nhà cung cấp điện, vì vậy cần xem lại chất lượng máy phát điện và dùng UPS tốt.

8. Xung đột biến điện do chuyển mạch (Switching Transients) là các xung điện áp lớn, xuất hiện nhanh và nhiều (kéo dài) hơn các xung đột biến đơn bình thường, dễ thấy nhất là việc phát tia lửa điện khi cắm điện, bật tắt công tắc, gây mất dữ liệu, thiết bị quá tải nhiệt (heat stress). Nguyên nhân, do xả tĩnh điện, chuyển mạch trên đường dây, sự tương tác chuyển đổi năng lượng phức tạp trong hệ thống điện. Dùng thiết bị triệt xung đột biến điện (TVSS – Transient Voltage Surge Suppression) hay thường gọi là thiết bị lọc sét (SPD - Surge Protection Device) sẽ giải quyết được vấn đề.

9. Sóng hài (Harmonic Distortion) là sự thay đổi tần số điện dưới dạng bội số của tần số sóng sine cơ bản, sinh ra nhiệt cao gây hư hỏng thiết bị, hỏa hoạn và nguy cơ cháy nổ, âm thầm diễn biến trong nhiều năm mà rất khó bị phát hiện. Nguyên nhân do ứng dụng có nhiều máy vi tính là những tải phi tuyến, động cơ biến tần, lây từ nguồn điện lưới bên ngoài...

II.Thiệt hại do điện gây ra
1. Thiệt hại do gián đoạn: Sự gián đoạn là không lường trước được. Tại Mỹ số trường hợp gián đoạn về điện có xu hướng tăng theo sự phát triển của nhân loại. Thống kê chi phí mà các ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ phải chịu trong một giờ ngưng vận hành như sau: ngành năng lượng là 30,8 tỷ đồng, viễn thông 22 tỷ đồng, sản xuất 17,6 tỷ đồng… Trung bình, tổn thất tại Mỹ là trên 3 triệu đồng/giây. Thống kê năm 2007 cho thấy, 4/5 DN bị thiếu hụt về điện và 42% phải đóng cửa ít nhất 1 ngày. Mặc dù chủ DN biết đây là một mối đe dọa lớn nhưng chỉ 40% sẵn sàng đầu tư để giải quyết vấn đề.
Ví dụ về tổn thất gián đoạn trong DN nhỏ tại Mỹ: năm 2007, mức lương trung bình/giờ là gần 300 ngàn đồng. Một DN trung bình có 19,5 nhân viên sẽ chịu tổn thất lương là 3,7 triệu đồng/giờ. Chi phí doanh thu mất đi cho một nhân viên ở không xấp xỉ là 2,3 triệu đồng/giờ, nếu nhân với số lượng nhân viên bên trên và tỉ lệ thời gian gián đoạn trung bình trong một năm sẽ có con số tổn thất là 4,1 tỷ đồng/năm.
2. Thiệt hại do thiết bị: Trong 30 năm qua, công nghệ đã tiến những bước dài. Các chíp vi xử lý đã giảm đáng kể về kích thước nhưng lại tăng đáng kể về tốc độ xử lý. Khi chíp ngày càng nhỏ hơn, điện áp đòi hỏi cũng phải giảm tương ứng. Nhưng hệ thống cấp điện của bạn 30 năm rồi có thay đổi không? Điện áp sinh hoạt 110V/220V của bạn có giảm theo không? Vậy tại sao phải lưu ý về việc này? Đó là vì các chíp vi xử lý ngày càng chiếm tỉ lệ cao và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Tổ chức “Computer Technology Review” đã thống kê: 80% lỗi máy tính là do điện kém chất lượng gây ra và có thể khắc phục được bằng cách sử dụng đúng thiết bị ổn định chất lượng nguồn điện.

III. Cách bảo vệ các tải và thiết bị nhạy cảm
Việc sử dụng bộ lưu điện UPS cho các trung tâm dữ liệu là điều kiện bắt buộc cho mọi hệ thống data center trên toàn thế giới.
Doanh nghiệp hay tổ chức của bạn đang ngày một phát triển mạnh mẽ đòi hỏi sự mở rộng cho trung tâm dữ liệu để đảm bảo các hoạt động của toàn bộ tổ chức.
Tuy nhiên, nhu cầu về tính liên tục đảm bảo cho hệ thống hoạt động thông suốt cả trong và ngoài thời gian làm việc, nhu cầu đảm bảo an toàn cho tất cả hệ thống thiết bị cũng như an toàn thông tin… quả thật không dễ dàng để tìm ra một giải pháp hợp lý.
Với tình hình sản xuất điện hiện nay cũng như nhu cầu sử dụng điện không ngừng gia tăng theo thời gian của nền kinh tế thì việc chỉ trông cậy vào nguồn điện lưới nhằm đảm bảo các yếu tố bên trên là một điều rất mạo hiểm.
Chính vì vậy, việc trang bị hệ thống nguồn điện dự phòng ups cho hệ thống thiết bị trong trung tâm dữ liệu của các tổ chức và doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng. Vấn đề ở đây là cần trang bị hệ thống bộ lưu điện UPS như thế nào đủ để đảm bảo yêu cầu về sự gia tăng của công suất nguồn, công suất làm lạnh do sự gia tăng của các thiết bị CNTT, thiết bị mạng, lưu trữ dữ liệu, cáp truyền dẫn… đồng thời đảm bảo độ an toàn cao với chi phí tiết kiệm nhất mà vẫn có thể mở rộng, update hay thay thế một cách linh hoạt.

Như vậy là UPS là một trong những thiết bị quan trọng và không thể thiếu đối với những hệ thống yêu cầu nguồn ổn định và liên tục. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM là một trong những công ty phân phối và sửa chữa UPS đáng tin cậy. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng để tư vấn miến phí cho quý khách. Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ:

- Địa chỉ 1 : Nhà 9 tầng, ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội ( gần đường 32)

- Địa chỉ 2 : Nhà D5 Đại Học Hà Nội Số 266 Đường Nguyễn Trãi Hà Đông Hà Nội
-Trung Tâm Bảo Hành Và Kho Hàng : Nhà 9 tầng ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
- Điện thoại : 04 33.995.203
- Hotline : 0982.591.046
- Email: thietbicongsuatvietnam@gmail.com
- Website: http://thietbicongsuat.com


Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Tư vấn lựa chọn UPS phù hợp với lĩnh vực hoạt động

Bộ lưu điện UPS trở lên phổ biến xuất phát từ sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào năng lượng điện và nhu cầu bảo vệ thiết bị vi tính, dữ liệu và các quá trình xử lý rất quan trọng cho các cá nhân, cơ quan, công ty, nhà máy, xí nghiệp… Có ba dòng sản phẩm UPS chính dựa trên công nghệ chế tạo và nguyên tắc hoạt động của chúng. Bạn nên ưu tiên chọn lựa theo thứ tự như sau:


1. Dòng UPS online với công nghệ Online Double Conversion giúp loại bỏ những sự cố của điện lưới do điện áp đầu vào luôn được điều chế trước khi cấp cho tải sử dụng. Nguồn điện lưới không cung cấp trực tiếp cho thiết bị mà được biến đổi thành dòng điện một chiều nạp cho ắc quy và bộ biến tần. Bộ biến tần sẽ tiếp tục biến đổi dòng một chiều nhận được thành điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng. Như vậy có thể thấy rằng khi lưới điện xảy ra bất kỳ sự cố nào thì thiết bị của bạn vẫn luôn được an toàn.
Dòng UPS online thường được thiết kế với công suất lớn, có thể mở rộng thời gian lưu điện bằng ắc quy lưu điện gắn trong lẫn gắn ngoài. Những lĩnh vực có thể sử dụng UPS loại này là:
  • §  Mạng máy tính của công ty.
  • §  Trung tâm dữ liệu
  • §  Máy tính chủ
  • §  Mạng Viễn thông.
  • §  Ngành y tế.
  • §  Công nghiệp tự động hóa
  • §  Hệ thống khẩn cấp.
  • §  Hệ thống bảo vệ đường dây chuyên dụng.
  • §  Ngành công nghiệp quan trọng / các ứng dụng dân sự.
  • §  Đầu nguồn của các đơn vị cung cấp điện.
  • §  Bất kỳ ứng dụng khác có thể.
2. Dòng UPS offline Line interactive: loại UPS offline theo công nghệ Line Interactive này tiến bộ hơn loại UPS offline truyền thống: Chúng có thêm mạch ổn áp nhằm điều chỉnh điện áp đầu ra cấp cho cho tải sử dụng luôn ổn định. Trường hợp điện áp điện lưới quá cao hoặc quá thấp, UPS Offline công nghệ Line Interactive, mạch ổn áp tự động chuyển mạch sang một nấc khác sao cho điện áp đầu ra đảm bảo đúng tải theo yêu cầu. Những lĩnh vực có thể sử dụng UPS loại này là:
  • §  Mạng máy tính của công ty
  • §  Hệ thống an ninh
  • §  Hệ thống khẩn cấp
  • §  Hệ thống chiếu sáng
  • §  Các ứng dụng dân sự
3. Dòng UPS offline: Đây là dòng sản phẩm UPS rẻ tiền nhất, vì nó chỉ hoạt động theo nguyên tắc cơ bản nhất của bộ lưu điện dự phòng (Standby Power System – SPS). Khi nguồn điện lưới đang hoạt động, nó sẽ được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng. Khi nguồn cấp điện bị mất, công tắc chuyển mạch sẽ chuyển sang chế độ dùng bình ắc quy. Điểm yếu của sản phẩm này là có một độ trễ trong thao tác chuyển từ nguồn điện lưới sang bình ắc-quy và gây sụt áp trong một vài mili giây. Nên những thiết bị hay máy tính quá nhạy cảm với sự thay đổi điện áp sẽ không phù hợp với loại UPS này. Những lĩnh vực có thể sử dụng UPS loại này là: 
  • §  Thiết bị đầu cuối POS
  • §  Máy fax
  • §  Nhóm nhỏ của đèn báo nguy hiểm
  • §  Các ứng dụng dân sự
Khi có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về UPS vui lòng liên hệ thông tin:
 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Địa chỉ 1 : Nhà 9 tầng, ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội ( gần đường 32)
- Địa chỉ 2 : Nhà D5 Đại Học Hà Nội Số 266 Đường Nguyễn Trãi Hà Đông Hà Nội
-Trung Tâm Bảo Hành Và Kho Hàng : Nhà 9 tầng ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
- Điện thoại : 04 33.995.203
Hotline : 0982.591.046
- Email: thietbicongsuatvietnam@gmail.com
- Website:
 http://thietbicongsuat.com



Những tính năng phụ quan trọng của UPS

UPS có thể có một số tính năng phụ như sau để giúp người sử dụng có thể an toàn hơn hoặc quản lý điện năng tốt hơn.

1. Chống sét cho đường dây điện thoại hoặc đường Internet: UPS có hai cổng vào/ra để bảo vệ chống sét gây hư hại đến máy tính của bạn: Việc sử dụng đơn giản nhất là thay vì cắm đầu kết nối vào máy tính của bạn (từ ổ cắm trên tường trong các doanh nghiệp hoặc từ modem của bạn đến) thì bạn cắm vào UPS và đầu ra theo cổng phù hợp của UPS này bạn nối vào máy tính.
2. Tương tác với máy tính thông qua kết nối: Đây là một tính năng cao cấp của các loại UPS cao cấp, không phải mọi loại UPS đều có tính năng này. Tính năng này cho phép sự tương tác giữa UPS với máy tính của bạn - mà trực tiếp là với hệ điều hành bạn đang sử dụng.Bạn biết rằng mỗi một UPS chỉ có thể cung cấp năng lượng trong một thời gian nhất định mà thôi, do đó sẽ có lúc mà UPS này sẽ hoàn toàn không thể cung cấp điện năng được nữa. Tất nhiên, cho dù chúng cung cấp khoảng thêm 5 phút, cho đến khoảng 20 phút nữa thì ắc quy của nó cũng sẽ hết điện.
Như vậy thì nếu bạn không để ý, khi UPS hết điện sẽ làm cho thiết bị của bạn bị ngắt điện và có khả năng là bạn bị mất dữ liệu thành quả của bạn khi làm việc. Có thể rằng điều này sẽ không xảy ra khi mà bạn đang ngồi cạnh máy tính và UPS sẽ báo động bằng còi khi trạng thái lưới điện bị mất để bạn có thể ghi lại thành quả và tắt máy tính an toàn. Nhưng đúng là có những lúc bạn không có ở đó thì máy tính sẽ không tự động được shutdown an toàn.
Nếu như UPS được nói chuyện với máy tính thì lại khác: Hệ điều hành biết trước rằng UPS sắp sửa ngừng cung cấp điện cho nó và lúc này hệ điều hành sẽ tự ra lệnh shutdown máy tính một cách an toàn sau khi tự động ghi lại toàn bộ thành quả đang làm việc.
Bạn biết rằng: Nguồn điện lưới thì không thể phát tín hiệu được cho máy tính biết được rằng nó sắp bị sự cố và tương tự như vậy thì UPS cũng thế, bởi vì chúng không khác gì nguồn điện lưới. Vậy thì UPS phải có một cách khác để có thể giao tiếp với máy tính? Trên UPS có một cổng giao tiếp mà người sử dụng quen gọi là cổng COM để có thể nối với máy tính. Hiện nay thì các cổng như vậy đã dần biết mất khỏi cấu trúc máy tính cá nhân, chúng được thay thế bằng các cổng USB.
Qua cổng giao tiếp với máy tính (COM, USB...) tất nhiên là máy tính chẳng thể hiểu được rằng UPS định làm gì cả, lại phải có các phần mềm, các trình điều khiển đi kèm (nếu cần) để hệ điều hành có thể biết được UPS có đã đến thời gian sắp cắt điện để có thể thực hiện các công việc của nó. Các phần mềm này sẽ có các hướng dẫn đi kèm, nếu bạn có nó, bạn sẽ tự cài đặt, thiết lập một cách rất nhanh thôi
3. Thông báo trạng thái:  Không phải loại UPS nào cũng có các hình thức thông báo trạng thái làm việc của chúng, tuy nhiên những loại UPS có chất lượng cao thì thường có tối thiểu là các đèn LED để thông báo trạng thái làm việc, trạng thái tích điện của ắc quy...Cá biệt, có các loại UPS có một màn hình tinh thể lỏng nhỏ để hiển thị các thông số làm việc của chúng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Địa chỉ 1 : Nhà 9 tầng, ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội ( gần đường 32)
Địa chỉ 2 : Nhà D5 Đại Học Hà Nội Số 266 Đường Nguyễn Trãi Hà Đông Hà Nội
-Trung Tâm Bảo Hành Và Kho Hàng : Nhà 9 tầng ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
- Điện thoại : 04 33.995.203
- Di động : 0982.591.046 
- Website: http://thietbicongsuat.com

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

So sánh UPS và Bộ Kích điện

Hiện nay, do nhu cầu về năng lượng điện ngày càng tăng, việc đầu tư cho hệ thống lưới điện đòi hỏi rất nhiều kinh phí dẫn tới tình trạng thiếu hụt điện năng và chất lượng điện năng suy giảm. Ðiều này ảnh hưởng trực tiếp tới các thiết bị dùng điện, đặc biệt ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ các thiết bị điện tử nhạy cảm như hệ thống thông tin, điều khiển công nghiệp. Ngoài ra để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhiều phương án đối phó với tình trạng này đã được vạch ra. Trong số đó việc trang bị UPS ( kết hợp với máy phát điện) nổi bật lên như một giải pháp tối ưu.
Ðể loại trừ những vấn đề về nguồn, người ta thường sử dụng các thiết bị như ổn áp tự động (ARV), bộ lưu điện (UPS)... Ðối với các phụ tải nhạy cảm, việc sử dụng các bộ ổn áp không có hiệu quả bảo vệ vì quán tính cơ của chúng không đáp ứng kịp những biến động nhanh của lưới điện. Ví dụ những xung áp lớn tồn tại khoảng 1/2 chu kì dòng điện(1/100 giây) có tác động nguy hiểm cho phụ tải nhạy cảm, trong khi đó tác động điều chỉnh của ổn áp (như ổn áp LIOA hoặc tương tự) thường đạt được sau 1-3 giây do vậy sẽ không có tác dụng bảo vệ.
Việc sử dụng UPS bảo vệ phụ tải nhạy cảm là điều cần thiết và cũng là xu thế áp dụng để bảo vệ trong các hệ thống trọng yếu. Tuy nhiên, khi lựa chọn UPS cần phải hiểu rõ khả năng bảo vệ của từng loại UPS cho những dạng phụ tải nào. Ðiều này thường thông qua phân tích của các kỹ sư về thiết bị điện hoặc thông qua tư vấn của chuyên gia của lĩnh vực này 
Tuy nhiên, thay vì lựa chọn cho mình một thương hiệu UPS đáng tin cậy thì nhiều người sử dụng vẫn chưa hiểu rõ về chức năng của UPS và chọn cho mình một sản phẩm có tính năng tương tự, đó là bộ kích điện. Vậy UPS và bộ kích điện có những đặc trưng gì giống và khác nhau lại khiến cho người sử dụng nhầm lẫn như vậy?
          Ta sẽ so sánh những đặc trương của UPS và bộ kích điện để làm rõ hơn về vấn đề này:
1.     Khái niệm
Bộ kích điện là tên gọi thông dụng về một thiết bị biến đổi từ điện áp thấp - một chiều của ắc quy (12, 24, 48Vdc…) thành điện áp cao hơn - xoay chiều có tần số phù hợp với lưới điện quốc gia đang dùng (ví dụ ở Việt Nam thì điện áp là 220V, tần số 50 Hz). Nhằm cung cấp điện cho các thiết bị điện vận hành khi nguồn điện lưới không còn.

UPS (Uninterruptible Power Supply) là thiết bị cung cấp nguồn liên tục nhằm làm tăng độ tin cậy cung cấp điện cho hệ thống. Tuy nhiên UPS chỉ cung cấp điện năng tạm thời nhằm duy trì sự hoạt động liên tục của các thiết bị sử dụng khi điện lưới gặp sự cố (như mất điện, tăng giảm điện áp, tần số quá giới hạn cho phép, sự cố khác...) trong một khoảng thời gian ngắn với công suất giới hạn theo khả năng của UPS.

2.     Nguyên tắc hoạt động
a.     Giống nhau
UPS và Bộ kích điện đều sử dụng phương pháp Nghịch lưu ( INVERTER) để chuyển đổi dòng điện một chiều được cung cấp từ ắc quy thành dòng điện xoay chiều có mức điện áp và tần số tương ứng với điện áp và tần số điện lưới khu vực.
b.     Khác nhau
Bộ kích điện được thiết kế để sử dụng như một máy phát điện truyền thống, tuy không đáp ứng được nguồn điện liên tục nhưng đa phần có khả năng tạo ra nguồn điện độc lập trong thời gian dài, trong khi UPS đáp ứng được nguồn điện liên tục nhưng thời gian lưu điện lại có giới hạn. 
Ngoài ra, đối với UPS của các thương hiệu uy tín, điển hình như Santak còn được trang bị thêm các chức năng khiến nó trở thành một giải pháp bảo vệ nguồn tuyệt hảo, đó là:
-  Tự động sạc ắc quy khi có điện trở lại.
-  Ổn áp, ổn tần tự động.
-  Chống xung, lọc nhiễu, sét lan truyền.
-  Chức năng điều khiển và giám sát bằng máy tính.
Và UPS ngày càng được tích hợp thêm nhiều tính năng tùy chọn thông minh khác như quản trị UPS thông qua Internet, giám sát nhiệt độ ắc quy, điều khiển từ xa…
Mô hình hoạt động của UPS


Địa chỉ sửa chữa UPS, Kích điện, Lioa Uy tín và chất lượng

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM chuyên sửa chữa UPS, thay ắc quy UPS, sửa chữa bộ kích điện, sửa chữa và bảo hành lioa tại nhà chất lượng và uy tín.
Nếu như UPS của bạn không được bảo dưỡng thì thường sẽ bị hư hỏng sau khoảng hai năm làm việc, chúng mất tác dụng lưu điện hoặc hoàn toàn không làm việc được nữa. Một trong những nguyên nhân là do ắc quy bị thiếu dung dịch. Hầu hết chúng đều cạn đến mức tối đa (cạn đến đáy bình). Việc một ắc quy bị thiếu hụt dung dịch thì chúng không thể tích điện được nữa. 

Nếu như ups không lưu điện thì bạn cần phải kiểm tra Ups như sau:
- Kiểm tra nguồn điện vào và ra của bộ lưu điện UPS. Xem thử nó có bị dứt, hỏng hóc gì không.
- Tiếp theo bạn cắm UPS vào nguồn điện. Kiểm tra xem đèn nguồn UPS có sáng không, có dấu hiệu gì bất thường không.
- Nếu các bước trên đều ok và không gặp lỗi gì thì bạn cắm tải vào UPS (Tải ở đây chỉ nên là 1 bóng đèn công suất nhỏ ).
- Sau đó bạn rút nguồn điện đầu vào UPS. Nếu như bóng đèn tắt ngay lập tức thì là do Ups của bạn đã hỏng nặng hoặc là nó đang chạy ở chế độ điện lưới trực tiếp.
- Nếu như bóng đèn vẫn sáng và sau đó mờ dần thì 90% nguyên nhân là bình ắc quy của UPS đã hỏng. Lúc này bạn cần thay mới lại ắc quy là ổn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sửa chữa đảm bảo chất lượng cao với giá cả hợp lý nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- Địa chỉ 1 : Nhà 9 tầng, ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội ( gần đường 32)
- Địa chỉ 2 : Nhà D5 Đại Học Hà Nội Số 266 Đường Nguyễn Trãi Hà Đông Hà Nội
-Trung Tâm Bảo Hành Và Kho Hàng : Nhà 9 tầng ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
- Điện thoại : 04 33.995.203
- Hotline : 0982.591.046
- Email: thietbicongsuatvietnam@gmail.com
- Website: http://thietbicongsuat.com

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Cẩm nang mua và sử dụng UPS

I. Tư vấn mua UPS
Trước khi mua bất kỳ một sản phẩm nào chắc hẳn ai cũng quan tâm đến những lợi ích mà nó mang lại và giá thành có phù hợp với tài chính của mình hay không. Đối bộ lưu điện UPS cũng vậy. Như chúng ta đã biết UPS ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng, là giải pháp tối ưu cho các sự cố về nguồn điện, đảm bảo cho các thiết bị được hoạt động liên tục, an toàn, giảm thiểu được các hư hại, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Có rất nhiều thông số cần quan tâm khi mua UPS, vậy chúng ta cần chú ý nhất tới những thông số gì của sản phẩm? Để lựa chọn UPS cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình thì các bạn nên chú ý tới những vấn đề sau:

1. Công suất
Khi mua UPS , cần lưu ý đến công suất mà hệ thống thiết bị của bạn yêu cầu . Nếu bạn mua một UPS với công suất quá thấp thì có nghĩa là bạn chưa kịp làm gì xong mà điện năng đã hết . Hầu hết những UPS được thiết kế để cung cấp năng lượng điện trong khoảng thời gian 10 phút.
 Khi chọn UPS, bạn cần xem giá trị VA - hoặc Ampe ( Cường độ dòng điện ) x Điện áp ( 220V ). Nếu bạn sử dụng nhiều thiết bị kết nối UPS thì bạn cần mua giá trị VA càng tăng lên .
          Khi mua UPS bạn nên tính toán giá trị VA cao hơn từ 20-25% giá trị tổng công suất của những thiết bị khác kết nối vào USP. Nếu bạn dùng PC tại nhà thông thường thì hãy dùng UPS có 500 - 700 VA.
 2. Thời gian dự phòng
          Không nên hy vọng UPS thông thường sẽ lưu điện áp để PC của bạn chạy cả ngày , hầu hết các kỹ sư thiết kế cung cấp cho bạn thời gian dự phòng khoảng từ 10 tới 20 phút . Bản chất của UPS là cho phép bạn lưu lại những gì mà đang làm việc khi bị mất nguồn điện lưới và tránh sự hỏng hóc hệ thống phần cứng cũng như thiết lập phần mềm ứng dụng . Hãy lựa chọn UPS theo thời gian yêu cầu của bạn .
 3. Những tính năng khác của UPS
Khi bạn mua UPS , nên hỏi nhà cung cấp về những tính năng khác hơn là chỉ quan tâm tới công suất của nó . Điều này sẽ trợ giúp bạn tìm kiếm những UPS có thêm những tính năng phụ cho phép người mua lựa chọn chính xác những gì mình mua .
Tất nhiên đặc điểm tốt nhất UPS có thêm tính năng AVR (Automatic Voltage Regulation - Ổn áp ) bảo vệ máy tính của bạn tránh sự lên xuống thất thường của mạng điện lưới. Nếu dải AVR càng rộng thì càng tốt ví dụ như từ 120V – 260V là tốt nhất, nếu dải hẹp như từ 190V - 240V thì không hấp dẫn bằng.
Hầu hết UPS đều có chế độ thiết lập trình tự cắt hệ thống khi nguồn điện lưới bị mất cũng là để ngăn chặn việc phá hỏng hệ thống phần cứng.
 4. Đừng so sánh công suất của bộ nguồn máy tính với công suất của UPS.
Công suất UPS không cần phải lớn hơn công suất bộ nguồn PC của bạn. UPS với 600AV là đủ cho hầu hết mọi máy tính thông thường. Đừng mua UPS với công suất quá lớn so với công suất những thiết bị bạn kết nối vào .
 5. Những bản báo cáo của phần mềm
Phần mềm cung cấp với UPS thường không cho những bản báo cáo chính xác . Đừng nghe theo bản báo cáo vậy khi mà nó nói rằng cần phải thay thế Ắc quy khi mà thời gian sử dụng UPS khi mất điện vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn . Bởi vì những báo cáo như vậy yêu cầu bạn thường xuyên đi mua Ắc quy để thay thế từ nhà cung cấp linh kiện.
Phần mềm quan trọng đó là chức năng tắt máy tính một cách hợp lí khi mà đã lưu lại những gì đang làm việc. Nhưng cũng rất quan trọng để bạn xác định chắc chắn khi nào cần thay Ắc quy.
 6. Một số vấn đề khác
Đừng bao giờ để UPS của bạn bị quá tải ( Overload ), ví dụ như kết nối những thiết bị ngoại vi như máy in, Scanner, máy Fax .
Đừng bao giờ cắm Máy in với hệ thống Ắc quy dự phòng. Cách tốt nhất cho Ắc quy trong UPS là không nạp chúng hoàn toàn ít nhất một lần một tháng .
Nối đất cho UPS một cách hợp lí, trong mọi thời gian để tránh những thảm hoạ liên quan tới điện .
 Kết luận
          Trên thị trường có rất nhiều loại UPS, khách hàng nên biết rõ nhu cầu sử dụng cũng như lĩnh vực sử dụng UPS của mình là gì để lựa chọn cho phù hợp. 
          Nếu bạn dùng cho gia đình tốt hơn hết nên chọn loại SPS cho rẻ tiền. Giá của UPS Online cao gấp 3 tới 5 lần so với UPS Standby với cùng công suất. Nếu dùng cho máy chủ , hãy chọn UPS Online ( Online có nghĩa là nguồn điện ra được cung cấp từ Ắc quy trong mọi trường hợp ). Với công suất ra càng cao thì giá của UPS Online càng cao lên nhiều lần. Bạn nên mua UPS loại này với nhiều tính năng nâng cao. Những đặc điểm đó bao gồm: Quản lí Ắc quy linh hoạt, đèn báo hiệu cần thay thế Ắc Quy, thay thế Ắc quy kiểu Hot-Swap ( thay thế Ắc quy hỏng mà không cần tắt UPS ) …

 II. Tư vấn sử dụng UPS
Để sử dụng UPS tốt nhất và đảm bảo an toàn kỹ thuật cũng như có thể loại bỏ những hư hỏng không đáng có trong qua trình sử dụng UPS khách hàng nên tham khảo những thông tin dưới đây"
1.     Tháo dỡ vỏ hộp đựng UPS ra và kiểm tra
- Tháo vỏ hộp UPS. Lưu ý tới cách tháo và các phụ kiện đi kèm gồm cuốn sách hướng dẫn cho người sử dụng, phiếu bảo hành, cáp truyền thông tin cũng như dây điện, và trong trường hợp loại có thời gian trữ điện lâu, nó sẽ có thêm dây ắc quy ngoài.
- Trong trường hợp có bất kỳ một hỏng hóc nào do vận chuyển gây ra hay thiếu bất kỳ bộ phận nào, thì không được bật UPS và hãy thông báo cho công ty vận chuyển, nhà phân phối hay các Trung tâm dịch vụ khách hàng.
- Hãy kiểm tra lại xem liệu đó có phải là loại mà bạn có ý định mua hay không bằng cách xem thông số Model No. ở phía sau UPS.
Lưu ý: Trọng lượng của loạt sản phẩm này là tương đối nặng. Xin lưu ý cẩn thận trong quá trình vận chuyển.
2. Những lưu ý khi lắp đặt
- UPS phải được đặt ở nơi thông gió tốt, tránh xa nước, tránh xa nơi có khí dễ gây cháy và các chất ăn mòn.
- Không nên đặt UPS nghiêng. Không được bọc kín phần để không khí vào ở phía dưới của mặt phía trước và nơi để quạt gió ra ở mặt sau để đảm bảo quá trình thông khí.
- Nhiệt độ xung quanh UPS nên giữ ở mức từ 0 tới 40oC.
- Trong trường hợp nếu UPS được tháo vỏ hộp, lắp đặt và sử dụng ở nhiệt độ quá thấp, sự ngưng tụ hơi nước có thể diễn ra. Nhất thiết phải đợi cho tới khi UPS khô ráo hoàn toàn ở bên trong và ngoài trước khi thực hiện quá trình lắp đặt và sử dụng. Nếu không, có thể xảy ra chập điện.
- Lỗ cắm của nguồn điện cung cấp điện cho UPS phải nằm gần UPS và phải dễ rút ra. Ðể ngắt điện khỏi UPS trong trường hợp khẩn cấp, hãy tắt UPS và rút dây điện khỏi ổ cắm trên tường.
Lưu ý: Khi nối thiết bị tải điện với UPS, phải tắt thiết bị tải điện trước khi được nối. Sau đó, bật từng thiết bị tải điện lên. Tất cả các ổ cắm điện đều phải được nối đất để bảo vệ. Cho dù dây điện có được cắm vào ổ điện nguồn hay không, thì vẫn có dòng điện tại ổ cắm đầu ra của UPS. Tắt UPS bảo đảm rằng không còn dòng điện ở các bộ phận bên trong của UPS. Ðể đảm bảo không còn dòng điện ở ổ cắm đầu ra của UPS, thì UPS phải được tắt trước tiên, sau đó ngắt nguồn cung cấp điện.
- Ðối với loại chuẩn (standard model), nên nạp điện cho ắc quy trong vòng 8 giờ trước khi sử dụng. Chỉ cần dùng dây điện nối ổ cắm đầu vào của UPS với một ổ cắm điện nguồn gần đó, khởi động UPS, UPS sẽ tự động nạp điện cho ắc quy. UPS có thể sử dụng được ngay mà không cần nạp điện cho ắc quy trước nhưng thời gian trữ điện sẽ ít hơn mức chuẩn.
Trong trường hợp cần phải nối UPS với thiết bị tự cảm điện như mô-tơ, thiết bị chỉ báo hoặc một máy in laser, thì dòng điện dùng để khởi động phải phù hợp với công suất của UPS, vì sự tiêu hao điện để khởi động loại thiết bị này có thể rất lớn khi nó bắt đầu hoạt động.
3. Phương pháp kết nối của UPS:
Tham khảo các tài liệu kỹ thuật của từng loại UPS tương ứng để đấu nối chính xác và an toàn.
Cung cấp điện nguồn cho UPS để bật UPS
(1). Ngay khi được nối với nguồn điện, việc đặt UPS làm việc theo chế độ bypass (công tắc ngắt mạch) hay không là nhờ phần mềm WinPower. Ðối với model từ 6KVA trở lên thì chế độ chạy bypass được cài đặt sẵn, (do đó có thể khách hàng sẽ không để ý đến việc bật UPS và khi có sự cố điện thì thiết bị sẽ bị ngắt đột ngột. )
(2). Ấn và giữ nút "Power on" trong khoảng hơn 1 giây để bật UPS.
(3). Khi được kích hoạt, UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra với các đèn báo (đèn báo từ 1-6) ở mặt trước được bật lên và sau đó từng đèn một lần lượt tắt đi theo trình tự từ dưới lên. Vài giây sau, đèn báo bộ chuyển đổi được bật lên. UPS đang hoạt động theo chế độ sử dụng điện nguồn). Nếu điện nguồn không bình thường, thì UPS sẽ làm việc theo chế độ ắc quy.
Bật UPS theo chế độ ắc quy (không nối với nguồn điện):
(1). Không cung cấp điện nguồn, nhấn và giữ nút "Power on" trong hơn 3 giây để bật UPS.
(2). Trong quá trình bật điện, UPS hoạt động giống như khi nó được nối với điện nguồn chỉ trừ việc đèn báo điện nguồn không bật sáng và thay vào đó đèn báo ắc quy bật sáng.
Tắt UPS đang được nối với điện nguồn:
(1). Ấn và giữ nút "Power off" liên tục trong hơn 3 giây để tắt UPS và bộ chuyển đổi cũng được tắt ngay lập tức.
(2). Khi đang được tắt, UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra. Tất cả các đèn báo (đèn báo từ 1- 6) sẽ sáng lên và sau đó tắt dần từng cái một theo thứ tự từ dưới lên. Nếu phần mềm WinPower đặt UPS làm việc theo chế độ bypass và đèn báo bypass sẽ được bật lên để báo rằng UPS đang làm việc theo chế độ bypass.
(3). Sau khi đã hoàn thành các bước ở trên để tắt UPS, ổ cắm đầu ra của UPS vẫn có dòng điện. Ðể ngắt dòng điện ở đầu ra của UPS, chỉ cần ngắt nguồn cung cấp điện và UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra. Cuối cùng, không còn có đèn báo nào sáng ở mặt trước của UPS và các ổ cắm đầu ra của UPS không còn có điện áp nữa.
Không cung cấp điện nguồn, tắt UPS đang hoạt động ở chế độ ắc quy:
(1). Ấn và giữ nút "Power Off" trong hơn 3 giây để tắt UPS.
(2). Khi đang được tắt, UPS bắt đầu tự kiểm tra và tất cả các đèn báo (đèn báo từ 1-6) sẽ sáng lên và sau đó tắt dần từng cái theo thứ tự từ dưới lên. Cuối cùng, không còn đèn nào sáng ở mặt trước của UPS và ổ cắm đầu ra của UPS không còn điện áp nữa.
Chế độ sử dụng điện nguồn (chế độ dây):
Ở chế độ sử dụng điện nguồn, các ký hiệu ở mặt trước được minh hoạ bằng biểu đồ dưới đây. Ðèn báo điện nguồn và đèn báo bộ chuyển đổi bật sáng. Ðèn báo thiết bị tải điện sẽ được bật sáng phù hợp với điện dung của thiết bị tải điện được kết nối.
(1). Nếu đèn báo điện nguồn nhấp nháy, điều đó cho biết có vấn đề về đấu lộn cực (L,N) mà có thể dẫn tới chập điện. UPS vẫn đang làm việc ở chế độ điện nguồn. Nếu đèn báo ắc quy bật sáng cùng thời điểm, điều đó cho biết điện áp hay tần số điện nguồn vượt ra khỏi mức bình thường đối với đầu vào của UPS. UPS chuyển sang hoạt động ở chế độ ắc quy.
(2). Nếu đầu ra quá tải, các đèn báo mức độ quá tải sẽ được bật lên và bộ phận báo động sẽ kêu hai tiếng bíp liền trong 1 giây. Bạn phải ngắt một số thiết bị tải điện không cần thiết từng cái một để giảm số thiết bị tải điện được nối với UPS sao cho thấp hơn 100% điện dung của UPS.
(3). Nếu đèn báo ắc quy nhấp nháy, điều đó báo hiệu rằng ắc quy không được nối với UPS hoặc điện áp của ắc quy quá thấp. Bạn phải kiểm tra xem liệu ắc quy có được nối với UPS một cách thích hợp không. Nếu việc kết nối giữa UPS và ắc quy được kiểm tra mà không có vấn đề gì thì có thể do ắc quy có vấn đề hoặc quá hạn sử dụng, trong trường hợp này hãy tham khảo phần "giải quyết sự cố" ở chương 6 để giải quyết vấn đề một cách thích hợp.
Lưu ý: Việc nối với máy phát điện phải được thực hiện theo các bước sau:
Khởi động máy phát điện và chờ cho tới khi máy vận hành ổn định trước khi nối ổ cắm đầu ra của máy phát điện với UPS (phải chắc chắn rằng UPS đang ở chế độ không làm việc). Sau đó, bật UPS theo quy trình khởi động. Sau khi UPS được bật lên, mới kết nối từng thiết bị tải điện một với UPS.

Để biết thêm thông tin về UPS xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Địa chỉ 1 : Nhà 9 tầng, ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội ( gần đường 32)
Địa chỉ 2 : Nhà D5 Đại Học Hà Nội Số 266 Đường Nguyễn Trãi Hà Đông Hà Nội
-Trung Tâm Bảo Hành và Kho Hàng: Nhà 9 tầng ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại : 04 33.995.203
Hotline : 0982.591.046
- Website: http://thietbicongsuat.com